Thursday, May 26, 2016

Mẹo sắm đồ tiết kiệm trước khi sinh

-    Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình. Tuy nhiên, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết.

     Nhân lúc rảnh rỗi, mình lang thang trên một số diễn đàn dành cho các bà mẹ thì thấy rằng càng gần tới ngày sinh nở, ngoài tất bật lo toan nhiều vấn đề khác thì công việc chuẩn bị đồ đạc để đón em bé chào đời là một việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến không ít chị em lần đầu làm mẹ cảm thấy vô cùng khó khăn. Mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ được đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình, và đây cũng là lúc khiến các mẹ băn khoăn, thắc mắc nhất vì không biết nên mua thứ gì trong hàng vạn những đồ “lặt nhặt” không tên.
Nhớ lại hồi mới sinh bé Bim, vì lần đầu tiên làm mẹ nên vợ chồng mình vẫn còn “tồ” lắm, cứ thích cái gì thì mua thôi mà chẳng chịu lên danh sách từ trước. Vì thế nên mặc dù mua rất nhiều nhưng cái cần thì không có trong khi cái không cần thiết thì thừa thãi bao nhiêu. Tình cảnh này không những gây cho vợ chồng mình “lao đao” vì tốn kém tiền bạc mà không ít lần lâm vào cảnh bối rối khi con yêu ra đời.
Mẹo sắm đồ tiết kiệm trước khi sinh cho mẹ bầu 1
Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình.
Sau kinh nghiệm một lần sinh nở, mình đã đúc kết khá nhiều kinh nghiệm quý báu và sẽ chia sẻ cho các mẹ đang có nhu cầu và thắc mắc về vấn đề này nhé. Các mẹ lưu ý là việc mua đồ đạc cho bé yêu cũng như cho bản thân nên được bắt đầu từ tháng 7 trở đi. Đặc biệt, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết. Mình tin đây sẽ là gợi ý rất hữu ích cho mẹ bầu đấy!

Vật dụng cần thiết đối với mẹ

  • Băng vệ sinh
  • Kem chống rạn da sau sinh
  • Khăn mặt, khăn tắm
  • Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ
  • Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 5 đến 10 chiếc.
  • Nịt bụng
  • Miếng lót thấm sữa
  • Mũ đội đầu của mẹ
  • Nước súc miệng
  • Tất mỏng: tất giấy khoảng 5 đôi
  • Nghệ tươi: dùng khi mẹ về nhà bôi mặt và toàn thân.
  • Rổ kích cỡ vừa phải, để đầu giường: để mẹ có thể sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày và thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: bao gồm áo, tả vải, miếng lót, tất tay chân, nón, kem chống hăm…
  • Bộ dụng cụ nặn sữa: mẹ cũng cần chuẩn bị vì khi sữa quá nhiều, cần phải nặn sữa thừa, nếu sữa ít, việc nặn sữa trong thời gian giữa các lần bé bú sẽ kích thích tuyến vú tiết ra sữa.

Vật dụng cần thiết đối với bé yêu

  • Mũ thóp
  • Gối nằm
  • Nôi
  • Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Băng rốn
  • Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.
  • Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.
  • Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.
  • Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.
  • Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.
  • Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm.
  • Khăn xô, khăn tắm cho bé và khăn ủ sau khi tắm
  • Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé
  • Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)
  • Màn cho bé
  • Các loạc tã: tã giấy, tã vải, tã xô, tã chéo. Mẹ hãy chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Các mẹ thường cho con mặc tã chéo 1 tuần, 1 tháng lâu nhất là 2 tháng. Tã 2 lớp, tã dán.
  • Bỉm. Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.
  • Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.

Diệt vi khuẩn hiệu quả cho vật dụng trong gia đình

Diệt vi khuẩn hiệu quả cho vật dụng trong gia đình và tốt cho sức khỏe

Tủ lạnh

Tủ lạnh là một đồ dùng nhà bếp vô cùng quan trọng và không thể thiếu của các gia đình. Nhưng trong tủ lạnh, đặc biệt là ngăn trữ rau quả có rất nhiều vi khuẩn như vi khuẩn E.Coli, Listeria, Salmonella… có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Phân loại và để riêng thức chín và sống ở các ngăn tủ lạnh khác nhau

Phân loại và để riêng thức chín và sống ở các ngăn tủ lạnh khác nhau
Để làm sạch tủ lạnh, bạn cần phân loại và để riêng thức chín và thức ăn sống ở các ngăn khác nhau. Đôi khi, bạn cần chỉnh nhiệt độ ở chế độ thấp nhất (dưới 4oC) để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Vệ sinh thường xuyên các ngăn tủ bằng dung dịch làm sạch chuyên dụng dành cho tủ lạnh.

Dụng cụ làm bếp bằng gỗ

Thớt, muỗng xào, muỗng canh… bằng gỗ sẽ bị nứt, xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, làm vi khuẩn dễ xâm nhập sau một thời gian sử dụng. Nhất là vi khuẩn e.Coli, vi khuẩn Salmonela dễ bám vào khi bạn chế biến thực phẩm như thịt sống, trứng, rau củ…
Bạn có thể áp dụng một số cách vệ sinh thớt bằng cách như phơi nắng, rửa với nước sôi, ngâm nước muối… Bạn cúng có thể ngâm dụng cụ bếp bằng gỗ khoảng 60 phút trong nước có pha giấm, tiếp theo rửa lại bằng nước sạch, cuối cùng đem phơi khô để không bị ẩm mốc.

Đồ chơi, thú nhồi bông

Vải bông và các loại vải bông xù làm thú nhồi bông thường dễ bám bụi, tuy nhiên, nó ít được quan tâm để vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh thú nhồi bông, thì các đồ chơi của bé làm bằng nhựa, gỗ cũng ít được lau chùi mà chỉ quét bụi qua loa. Đây là ổ chứa cho vi khuẩn trú ẩn khá lý tưởng.
Với thú bông, ạn có thể giặt sạch bằng xà bông và phơi khô, hoặc giặt hấp ở tiệm. Với đồ chơi bằng nhựa, gỗ, bạn có thể làm sạch bằng nước vệ sinh chuyên dụng.

Điện thoại di động

Điện thoại di động là một món hàng công nghệ cao mà vi trùng cực kỳ “yêu thích”. Vì các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh thường ưa thích những nơi ấm áp, đặc biệt là E.Coli.
Nếu bạn đang lo lắng về vi trùng phát triển trên di động của mình, hãy giữ điện thoại của mình sạch sẽ bằng cách làm sạch nó thường xuyên bằng khăn lau chống vi khuẩn hoặc khăn đa năng; và dung dịch vệ sinh thiết bị điện tử để làm sạch sâu bên trong mà không lo lắng chất lượng máy móc bị ảnh hưởng.

5 mẹo vặt cho bạn tẩy vết bẩn đồ vật gia đình

1. Dấm trắng làm sạch sàn gỗ

Bạn chỉ cần hòa dấm trắng vào nước ấm theo tỷ lệ 1:9 rồi lau nhà như bình thường là sàn gỗ của gia đình sẽ trở nên bóng, sáng như mới.

2. Lau sạch vết ố, bắn trên tường

Trước tiên bạn cần xem xét xem vết bắn bẩn trên tường thuộc loại nào trong hai loại sau:
Đối với các vết ố do rượu, nước ấm, mù tạt thì bạn chỉ cần lấy một miếng giẻ ướt để lau chùi.
Đối với các vết dầu mỡ hoặc bút chì, bạn hãy sử dụng dung dịch xà phòng hoặc nước rửa bát loãng để lau rửa.

3. Baking Soda làm sạch khe sàn gạch

Thuốc muối hiệu quả trong việc làm sạch khe sàn gạch
Thuốc muối hiệu quả trong việc làm sạch khe sàn gạch
Ngoài tác dụng là chất phụ gia trong làm bánh, bạn còn có thể dùng baking soda (hay còn gọi là thuốc muối) để lau sạch các khe kẽ trên sàn nhà gạch men. Công thức làm sạch này rất đơn giản: cho nửa cốc baking soda vào khoảng 8 lít nước để lau sàn. Các vết ố bùn trên sàn nhà bạn sẽ bị đẩy lùi dễ dàng.

4. Làm sạch lọ hoa với thuốc trị khó tiêu

Đừng quá lo lắng nếu bạn sở hữu nhiều lọ hoa miệng hẹp, không thể dùng tay để đánh rửa bên trong. Bạn chỉ cần là đổ nước vào lọ đến vị trí bạn cần làm sạch rồi thả 2-3 viên thuốc trị khó tiêu (Alka-Seltzer) vào trong, chất natri trong thuốc sẽ giúp đánh bay các vết bẩn trong lòng lọ hoa.

5. Loại bỏ vết ố trên bàn đá bằng oxy già

Ôxi già có thể tẩy vết ố trên bàn đá
Ôxi già có thể tẩy vết ố trên bàn đá
Chiếc bàn đá bị bám đầy những vết ố từ cà phê hay vết bẩn từ nước trái cây trở nên mất thẩm mỹ. Cách khắc phục vấn đề này không khó, bạn chỉ cần pha vào một ít oxy già vào nước rồi dùng dung dịch đó lau bàn. Oxy già sẽ loại bỏ những vết ố bẩn và trả lại sự bề mặt sạch bóng cho chiếc bàn.

Một số mẹo vặt trong gia đình đối phó với thời tiết ẩm ướt

Một số mẹo vặt trong gia đình đối phó với thời tiết ẩm ướt.


Bảo quản đồ điện tử

– Đồ điện tử, âm thanh

Các đồ điện tử như TV, đầu đọc đĩa, ampli… thường rất nhạy cảm với khí hậu ẩm thấp. Bởi vậy vào mùa nồm, rất nhiều thiết bị gặp phải hiện tượng hư hỏng, chập cháy, đầu đọc không nhận đĩa… Nguyên nhân là không khí ẩm tích tụ thành nước trong máy, gây phóng điện, chập, bẩn mắt đọc… Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby). Chỉ cần duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm, giúp các thiết bị không “dính” các hiện tượng nêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.
Với các thiết bị nhạy cảm như đầu đọc đĩa, nếu máy không nhận đĩa bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết nguyên nhân đều do thiết bị gặp ẩm, bạn chỉ cần mở vỏ máy, sử dụng máy sấy tóc và sấy khô bên trong

– Máy ảnh

Máy ảnh và các loại ống kính là thiết bị rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là hệ thống ống kính rất dễ bị nấm mốc khi gặp thời tiết nồm ẩm. Để phòng chống hiện tượng này, bạn nhất thiết nên có hệ thống hút ẩm cho thiết bị.
Nếu có nhiều thiết bị, bạn cần mua một tủ chống ẩm khoảng 30-40 lít (giá trên thị trường hiện nay khoảng trên dưới 2 triệu đồng), nếu thiết bị có ít, bạn chỉ cần mua một hộp chống ẩm dung tích khoảng 20 lít (giá trên thị trường khoảng trên dưới 1 triệu). Ngoài ra, bạn có thể cho thiết bị vào thùng kín và mua cục hút ẩm (khoảng 200 nghìn đồng), hoặc thắp sáng liên tục bằng một bóng đèn sợi đốt công suất khoảng 20-25w để sấy thiết bị.
Ngoài ra, để tránh hiện tượng rò điện, mọi người tránh kê trực tiếp tivi, điện thoại, máy tính, máy in xuống nền nhà hoặc kê sát vào tường. Nên đặt các thiết bị điện tử cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường 10 – 15cm.

Một số lưu ý khác:

Đối với quần áo, bạn nên hạn chế giặt trong những ngày trời nồm. Nếu giặt thì phải đem phơi cho khô hẳn, đem là nóng rồi mới cất vào tủ quần áo khô ráo, sạch sẽ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Ngoài ra, đừng quên cho vài viên chống ẩm vào tủ quần áo.
Thức ăn được bảo quản ngay trong tủ lạnh. Đôi khi thức ăn để qua đêm ở bên ngoài, tuy không có mùi ôi, thiu vì trời không nóng, nhưng thực tế đã hút ẩm và sinh ra những đốm mốc rất nhỏ mà mắt thường không dễ phát hiện, nếu ăn vào rất hại cho sức khỏe.

                                                                                                                         --Suutam

Nội trợ mẹo khử mùi trong nhà bếp

Khử mùi trong nhà bếp.

Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ, mùi gas, khói… lâu ngày tích tụ trong nhà bếp sẽ để lại những “dư âm mùi” khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, hãy cho một ít giấm ăn vào nồi rồi đun cho hơi nước bốc lên, bạn sẽ ngạc nhiên là mùi hôi trong nhà bếp sẽ không còn.
Ngoài ra, khi nấu ăn, bạn nên để vài vỏ quả quýt tươi bên cạnh bếp, sức nóng của bếp sẽ làm vỏ quýt khô, đồng thời có tác dụng khử mùi rất tốt.
Vỏ quýt tươi cũng có khả năng khử mùi hôi của nhà bếp.
Vỏ quýt tươi cũng có khả năng khử mùi hôi của nhà bếp.

Khử mùi hôi thùng rác.

Thùng đựng rác dù được dọn dẹp sạch sẽ nhưng mùi hôi cũng vẫn còn dai dẳng. Để “xóa” dấu vết mùi này, bạn dùng một tờ giấy báo, đốt và di chuyển xung quanh thùng rác, mùi sẽ bị “khử”. Lưu ý cẩn thận đề phòng hỏa hoạn.

Đánh bay mùi hôi trong nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh muốn sạch thì cần phải chà rửa hằng ngày nhưng đôi khi mùi hôi không biết từ đâu tới luôn gây khó chịu cho bạn. Ngoài cách khử mùi thông dụng là sử dụng chất tạo mùi nhân tạo để xịt hoặc treo ở một góc thì theo dân gian, có một cách hiệu quả là để một chai dầu gió (mở nắp) ở một góc khuất nào đó.

Khử mùi mốc trong tủ quần áo.

Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có có mùi mốc nên hay để một cục xà phòng ở một góc trống nào đó của tủ, mùi mốc cũng sẽ bị đánh bay hiệu quả.

Khử mùi sơn phòng mới.

Pha nước muối rải sàn có thể khử được mùi sơn.Khử mùi sơn phòng mới. 1
Phòng mới xây hay sơn lại thường có mùi sơn mới rất khó chịu, mùi này có thể kéo dài từ một đến vài tuần. Để khắc phục, hãy đặt hai tô nước có pha muối dưới sàn, mùi sơn sẽ biến mất trong hai ngày.
Cách thứ hai, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà,vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi khó chịu đó nữa.

Khử mùi khói thuốc trong phòng khách.

Nhà bạn có người hay hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc. Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi.
Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách của mình có mùi hương dễ chịu hơn

Khử mùi trong phòng ngủ.

Để luôn có mùi thơm êm dịu trong phòng ngủ, bạn nhớ đặt sáp thơm, hoa khô hay túi thơm vào các góc của tủ, giường. Ngoài ra, những loại hương thơm như hoa nhài, hoa oải hương và hương từ cây vani sẽ mang lại giấc ngủ ngon cho bạn.

Khử mùi hôi tủ lạnh.

Các siêu thị đều có bán sáp chuyên để khử mùi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, có một cách khử mùi khá đơn giản mà cũng rất hiệu quả: Để một chén sữa trong tủ lạnh hoặc lấy 4 muỗng đường và một chút nước, nấu cho đường keo lại, để nguội và cho vào tủ lạnh, tất cả các mùi hôi trong tủ sẽ biến mất.

Khử mùi lò vi sóng.

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi, vì vậy, bạn hãy dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và hâm nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Mẹo làm sạch tất cả các loại xoong nồi 1 cách hiệu quả

1. Đối với xoong, chảo làm bằng thép không gỉ 

Cho nước vào ngập hết phần thức ăn đã bị cháy trong xoong, chảo. 
Tiếp tục cho thêm 1 tách muối vào nước và khuấy đều tay để chúng tan hoàn toàn rồi ngâm trong vòng 1 giờ. 
Miếng rửa chén bằng nhựa sẽ giúp bạn làm sạch lớp thức ăn bị cháy một cách hiệu quả mà không làm trầy xước bề mặt của xoong, chảo. 
Nếu như những vết thức ăn bẩn không bong tróc sau khi đã được ngâm nước muối, bạn có thể đặt xoong, chảo đang ngâm nước muối lên bếp và đun sôi.
Sau đó, tiếp tục ngâm khoảng 1 giờ cho đến khi xoong, chảo nguội trước khi đun sôi chúng lại một lần nữa. 
Khi nước muối đã nguội hoàn toàn, bạn hãy dùng miếng rửa chén để chà sạch những vết thức ăn bị cháy. 
2. Đối với xoong, chảo tráng men

Rắc một lớp bột giặt thật dày lên đáy xoong, chảo. 
Đặt một chiếc khăn sạch đã thấm ướt nước lên trên lớp bột giặt và để yên trong vài giờ. 
Sau đó, bạn có thể rửa lại xoong, chảo tráng men bị bám cháy thức ăn và dùng miếng rửa chén để chùi sạch những vết bẩn.
3. Đối với xoong, chảo chống dính


Để làm sạch lớp thức ăn bị cháy đang bám dính trên xoong, chảo chống dính, bạn có thể trộn hỗn hợp gồm: 2 muỗng canh bột soda baking, 1 chén rưỡi thuốc tẩy với 1 chén nước.
Cho hỗn hợp này vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ chúng ra ngoài và rửa sạch lại xoong, chảo bằng nước ấm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm sạch xoong, chảo chống dính bằng hỗn hợp nước xà phòng được pha từ 1 muỗng canh nước rửa chén với khoảng 700ml nước ấm.
Dùng khăn sạch để lau khô xoong, chảo. Tiếp tục thoa một lớp dầu thực vật lên trên bề mặt chống dính để bảo vệ chúng không bị trầy xước.
4. Đối với xoong, chảo làm từ đồng

Đồng phản ứng rất nhanh với chất a-xít, do đó, hãy rải đều nước sốt cà chua lên bề mặt thức ăn bị cháy đang bám trên xoong, chảo. 
Sau 30 phút, dùng miếng rửa chén chà sạch lớp thức ăn đang bám chặt. 
Tiếp tục rửa sạch xoong, chảo bằng nước rửa chén rồi lau sạch và để khô.
Lời khuyên 
- Cần ngâm xoong, chảo ngay khi bạn phát hiện ra thức ăn bị cháy. 
- Càng để lâu càng khó làm sạch. 
- Dùng nước rửa chén để rửa sạch xoong, chảo sau khi đã chùi sạch lớp thức ăn bị cháy khét bằng thuốc tẩy. Phải chắc chắn rằng thuốc tẩy không còn bám trên các vật dụng nấu nướng vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Tổng hợp.

12 mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm cho những bà nội trợ

1. Bảo vệ khoai tây

Khoai tây cần được bảo quả thật tốt, nhờ đó hạn sử dụng của nó có thể kéo dài gấp đôi. Bảo quản ở chỗ tối, thoáng mát, lý thưởng nhất là từ 5C-8C, tuy nhiên không nên để chúng vào tủ lạnh. Nơi tốt nhất chính là phòng chứa đồ ăn. Cho khoai tây vào túi giấy hoặc túi bao bố, để hơi ẩm thoát ra, đặt chúng ở chỗ tối để tránh việc khoai tây mọc mầm hoặc bị thối. Bằng cách này bạn có thể giữ chúng đến 1 tháng.

2. Đừng mua các túi salad

Một khi đã mở ra thì những túi salad này rất nhanh bị hỏng. Vì vậy hãy mua các búp rau diếp, như vậy chúng sẽ để được lâu hơn. Nếu bạn thích những loại rau có thể tách lá thì hãy lựa chọn cải xoong, cải bó xôi. Bạn nên bỏ chúng vào ngăn đông tủ lạnh ngay khi chúng bắt đầu héo.


1602_huong-dan-lam-salad-rau-cu-chua-cho-co-nang-giam-can-4

3. Kéo dài hạn sử dụng của các sản phẩm làm từ sữa

Hãy đông lạnh sữa nếu gần đến ngày chúng hết hạn theo từng phần 1l, sau đó dã đông khi cần dùng. Với những mẩu phô mai còn sót lại, bạn hãy nạo nó ra, cho vào các hộp nhựa đựng đồ ăn và đông lạnh. Có thể sử dụng trực tiếp cho các món lasagne hay pizza. Trộn sữa chua tự nhiên với việt quất hoặc chuối nghiền nát rồi làm đông thì bạn sẽ có món kém ít béo ngon lành, bổ dưỡng.

4. Giữ bánh mỳ ngon hơn

Nếu gia đình bạn hiếm khi ăn hết cả một ổ bánh mỳ dài trước khi nó bị mốc thì bạn nên cất một nửa ổ vào ngăn đông, mỗi phần 2 lát ngay khi bạn mới mua chúng về. Bánh mỳ sẽ tự dã đông trong vài phút. Nếu bạn muốn ăn ngay thì hãy dã đông chúng bằng lò nướng nếu lò của bạn có chức năng này. Ngoài ra, bánh mỳ để lâu rất thích hợp cho món pudding vụn bánh mỳ, bánh mỳ và bơ hoặc salad panzanella.

5. Sử dụng triệt để táo

Với táo để lâu, bạn nên nạo nó ra và cho vào cháo yến mạch, hoặc luộc nó với khoai tây đến khi chúng nát và dùng với sốt. Bạn cũng có thể làm thành sốt táo hoặc làm nước ép và để vào tủ lạnh.

6. Hãy mua cả miếng thịt bò để làm sanwich

Bạn thường hay dùng những mẩu giăm bông, thịt gà hay thì bò để nấu ăn. Thay vào đó, bạn nên lấy cả phần đùi lợn, đùi bò, mông bò, cả con gà hay nguyên ức gà tây để nấu ăn. Bạn nên cắt chúng ra thành từng phần rồi làm đông. Bạn cũng nên dã đông phần nguyên liệu mà bạn định dùng vào ngày mai vào buổi tối hôm trước.

7. Hãy đi thẳng đến chợ

Rau và trái cây trong siêu thị có thể đắt hơn ở chợ. Vì vậy, bạn nên đi chợ nơi mà giá thường rẻ hơn một nửa, đặc biệt vào cuối ngày khi người bán hàng luôn nôn nống muốn bán hết hàng để còn về.

8. Ghé vào tiệm bánh

Hầu hết các siêu thị bánh đều tự nướng bánh mỳ tươi mỗi ngày. Bánh mỳ ở đây thường rẻ hơn nhiều. Nếu bạn không sử dụng hết trong vài ngày thì bạn nên bọc phần còn lại và bỏ vào tủ lạnh để làm những món ăn như cà ri.

9. Đừng hoang phí những loại dầu đắt tiền

Hương vị của dầu sẽ mất đi sau khi bạn nấu ăn, vì vậy đừng nên dùng những loại dầu đắt tiền như dầu oliu hay dầu hạt cải. Thay vào đó bạn nên dùng những loại dầu thông thường để tiết kiệm hơn.

10. Sắp xếp đồ trong các ngăn tủ bếp

Một tủ bếp rộng sẽ giúp bạn cất giữ nhiều đồ ăn thừa, do đó giúp bạn tiết kiệm tiền. Để tránh việc các chai, lọ đựng đồ ăn quá hạn sử dụng mà không hay biết thì bạn nên sắp xếp chúng giống như trong siêu thị, đặt những thứ cũ nhất ở phía trước còn những thứ mới hơn ở phía sau. Với các loại dầu ăn đắt tiền, bạn chỉ nên dùng chúng cho món salad hoặc phun một chút lên các món ăn đã hoản chỉnh.

11. Làm sạch tủ lạnh

Đừng biến tủ lạnh của bạn thành nơi chỉ toàn xương gà, xương cá, xương heo… Phần lớn thực phẩm được sử dụng tốt nhất trong vài tháng, vì vậy bạn nên ăn hết khi chúng còn đang tươi sống hoặc trước khi bạn hoàn toàn quên mất chúng. Mỗi tháng một lần, hãy dành một tuần để ăn hết những thực phẩm còn trong tủ lạnh để tủ lạnh của bạn luôn trông thật sạch sẽ, gọn gàng.

12. Cắt giảm sử dụng đồ ăn sẵn

Đồ ăn sẵn thường khá đắt, không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và không bao ngon như đồ nấu ở nhà. Thay vì phung phí tiền vào các loại đồ ăn sẵn thì bạn nên bớt chút thời gian cuối tuần để làm các món hầm, cà ri… Làm đông từng phần thực phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của bạn, sau đó dã đông khi cần dùng.
Đây là những cách rất hữu ích để bạn có thể vừa tiết kiệm tiền lại vừa có những bữa ăn thật ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.

                                                             #ST